7 bí quyết xây dựng niềm tin của khách hàng dù bạn bán bất cứ mặt hàng nào

7 bí quyết xây dựng niềm tin của khách hàng dù bạn bán bất cứ mặt hàng nào

- in Khởi Nghiệp
233

Niềm tin của khách hàng chính là rào cản khó phá vỡ nhất, chỉ cần bước qua nó bạn có thể bán được bất cứ sản phẩm nào, cho bất cứ ai mà bạn muốn. Bạn phải làm cho khách hàng tin rằng bạn không phải là kẻ “treo đầu dê, bán thịt chó” và dù xảy ra bất cứ vấn đề gì, bạn cũng sẽ đứng ra hỗ trợ họ hết mình.

7 bí quyết xây dựng niềm tin của khách hàng dù bạn bán bất cứ mặt hàng nào

 

Niềm tin của khách hàng không phải chỉ là việc bạn nói đôi ba lời là họ đã dốc hết cả túi tiền ra đưa cho bạn hay là việc bạn sử dụng vài mánh lới quảng cáo. Các công ty đã từng đánh mất lòng tin của người tiêu dùng đều biết rất rõ điều này. Khi những công ty này cố gắng sửa chữa hình ảnh của mình, họ nhận ra rằng đổ tiền vào quảng cáo không thể chặn lại suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí của người tiêu dùng. Bạn không thể ép buộc người khác tin tưởng bạn, và bạn cũng không thể dùng mánh khóe để khiến người khác tin tưởng mình.

Thay vào đó, bạn phải giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng một cách tự nhiên. Nhưng làm thế nào bạn có thể đạt được điều này?

 

Mục lục

1. Cải thiện khả năng bảo mật thông tin khách hàng

Không một ai mong muốn sau khi mình mua hàng ở một nơi rồi số điện thoại, thông tin cá nhân bị bay đi tứ xứ và rồi bị làm phiền bởi các công ty chào mời quảng cáo cả. Hãy đảm bảo rằng khách hàng của bạn cảm thấy an toàn khi họ đến mua hàng của bạn. Ngay cả khi bạn không bán sản phẩm thông qua các trang thương mại điện tử, khách hàng vẫn sẽ truy cập vào trang web của bạn, và mức độ niềm tin ở khách hàng mà họ cảm thấy tại đây có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự tin tưởng vào thương hiệu.

Xem thêm  “Bỏ túi” 4 công việc kinh doanh nhỏ cho người vốn ít: Sau 1 năm nhất định sẽ có kết quả bất ngờ!

 

2. Giúp mọi người tìm thấy thương hiệu của bạn một cách dễ dàng

Các hoạt động trên mạng xã hội có thể giúp bạn theo nhiều cách. Bạn sẽ thấy thương hiệu của mình được nhiều người biết đến hơn, thu hút nhiều người theo dõi (followers) hơn và dần dà bạn thấy rằng những người này sẽ có thêm thiện cảm với thương hiệu của bạn. Càng quảng bá thương hiệu của mình càng lâu, bạn càng nhanh chóng xây dựng được niềm tin của khách hàng.

Một trong những điểm mạnh của việc xây dựng thương hiệu qua mạng xã hội là sự linh hoạt: bạn có thể cung cấp nội dung từ website, tương tác với người dùng mới và cũ, đăng hình ảnh và video, hoặc cập nhật tin tức và thông tin cho khách hàng. Điều quan trọng ở đây là phải luôn ở thế chủ động, và hoạt động liên tục.

 

3. Hứa ít làm nhiều

Niềm tin của khách hàng ngày nay không còn cao như xưa, với một lý do là khách hàng cảm thấy họ dễ bị lừa dối hơn. Bất cứ lúc nào khách hàng cảm thấy bị một thương hiệu lừa dối, họ sẽ chia tay với thương hiệu đó ngay và luôn.

Do đó, tốt nhất là bạn nên hướng đến việc “hứa ít, làm nhiều”. Nếu bạn mất 1 tuần cho khâu vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng, hãy nói với họ rằng phải mất đến 2 tuần. Nếu một sản phẩm có vòng đời 10 năm, hãy cam kết với khách hàng rằng sản phẩm đó được bảo hành 8 năm. Bằng cách đó, bạn sẽ không bao giờ lâm vào nguy cơ phá vỡ lời hứa với khách hàng (ít nhất là không phải với đa số khách hàng).

Xem thêm  Con ốc 3000đ và bài học bán hàng

 

> Đọc thêm: Thế nào là một người bán hàng chuyên nghiệp?

 

4. Khách hàng là thượng đế

Sự tin tưởng sẽ bị thử thách mỗi khi khách hàng gặp phải vấn đề gì đó. Nếu họ nhận được trải nghiệm hậu mãi nhanh chóng, hữu ích và đáng nhớ, họ sẽ nghĩ đến bạn như là một thương hiệu đáng tin cậy.

Nhưng nếu bạn chăm sóc khách hàng quá kém, bạn sẽ mất khách hàng mãi mãi và danh tiếng của thương hiệu bị ảnh hưởng. Bất cứ khi nào bạn có thể, hãy dồn hết sức cho khâu chăm sóc khách hàng. Đừng chỉ chú tâm vào việc chi tiêu làm sao cho hiệu quả, thay vào đó hãy đảm bảo khách hàng của bạn cảm thấy được lắng nghe và đánh giá cao, và sẵn sàng làm mọi thứ để làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc.

7 bí quyết xây dựng niềm tin của khách hàng dù bạn bán bất cứ mặt hàng nào

 

5. Cá nhân hoá thương hiệu

Cá nhân hoá thương hiệu giúp ngành hàng/ sản phẩm của bạn trở nên chuyên biệt hơn trong mắt khách hàng. Đừng sử dụng những kịch bản và công thức quen thuộc; thay vào đó, hãy khuyến khích nhân viên của bạn phát biểu chân thành và tương tác với khách hàng bằng những tình cảm thật sự, cho đi chân tình bạn sẽ nhận lại được niềm tin của khách hàng.

Sự thay đổi nhỏ này sẽ làm cho thương hiệu của bạn có “chất người” hơn, và có thể khiến cho khách hàng có ấn tượng mạnh mẽ hơn.

 

6. Trò chuyện nhiều hơn

Đừng bao giờ để khách hàng của bạn cảm thấy bị mù mờ thông tin. Họ sẽ chỉ sẵn sàng bỏ tiền khi bạn đã rõ ràng mọi thứ về sản phẩm, dịch vụ với họ. Hãy trò chuyện, chia sẻ với họ một cách cởi mở, chi tiết về các điều khoản, chính sách bên bạn; và khi có sự cố, hãy chủ động liên lạc để nhận lỗi và xin lỗi họ. 

Xem thêm  Hậu phá sản, ông chủ Tây của Leflair cay đắng trả lời báo Việt Nam: Người đời thích nghe chuyện một công ty thất bại hơn là những câu chuyện thành công

Nếu bạn phớt lờ những lỗi lầm hoặc cố tình lấp liếm, giấu giếm khách hàng thì niềm tin bạn muốn gây dựng nơi họ sẽ sụp đổ hoàn toàn.

 

7. Luôn sẵn sàng giải đáp cho khách hàng

Điều quan trọng nhất để lấy được niềm tin của khách hàng đó là bạn hoặc doanh nghiệp phải luôn hiện hữu khi khách hàng cần. Trên trang web của bạn, việc luôn hiển thị số điện thoại hoặc chatbox sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi, vì khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết rằng họ có thể nói chuyện với công ty của bạn vào bất kỳ lúc nào họ muốn.

Mặt khác, hãy đảm bảo khách hàng luôn có nhiều lựa chọn để liên lạc. Nếu bạn có một nhân viên chuyên phụ trách một tài khoản khách hàng nào đó, hãy cho khách hàng số điện thoại di động của người đó để đề phòng những trường hợp khẩn cấp.

7 bí quyết xây dựng niềm tin của khách hàng dù bạn bán bất cứ mặt hàng nào

 

Việc xây dựng niềm tin không phải là chuyện ngày một ngày hai, và cũng không hề đơn giản một tí nào, nhưng 7 bí quyết kể trên có thể khiến bạn đi đúng hướng. Khi đã làm được 7 điều này, chiến lược mạnh mẽ nhất của bạn sẽ chính là sự nhất quán. Bạn càng nhất quán với đặc tính thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như với chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, thì ngày càng có nhiều khách hàng trung thành với bạn và danh tiếng của bạn sẽ ngày một tăng lên.

 

> Xem thêm: 10 phương thức xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả

 

You may also like

Thu hồi công nợ là trách nhiệm của kế toán hay kinh doanh?

Thu hồi công nợ là bổn phận của