Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở chi tiết từ A-Z

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở chi tiết từ A-Z

- in Kiến Thức Nhà Đất
372

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở, nhà hình thành trong tương lai.

Mục lục

Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà là gì?

Việc này thường xảy ra khi tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng giữa các bên mua bán nhà đất.

Có những vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai do bên bán có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về pháp luật còn bên mua thì ngược lại cho nên khi tiến hành giao kết đã khéo lồng vào những quy định điều kiện có lợi cho mình về tiến độ thanh toán và phạt hợp đồng, thời hạn bàn giao nhà, về chi phí liên quan…Nếu bạn không tìm hiểu kỹ càng thì dễ chịu thiệt khi tranh chấp xảy ra. 

Ngoài ra, cũng do đặc điểm của nhà hình thành trong tương lai nên những điều khoản thường không chắc chắn, mang tính dự đoán.

Các cách giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất:

– Thương lượng: Hai bên tự đàm phán với nhau và đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.

– Hòa giải: Nếu có người trung gian giúp các bên đưa ra phương án giải quyết tranh chấp.

– Khởi kiện: Giải quyết tranh chấp tại Tòa án thông qua con đường khởi kiện.

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”.

Xem thêm  Các đối tượng tính thuế nhà thầu nước ngoài và cách tính chi tiết

Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Thủ tục tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Hồ sơ chuẩn bị

– Đơn khởi kiện theo mẫu.

– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.

– Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm (hợp đồng mua bán,…).

Quy trình khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Bước 1: Nộp đơn

Người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Tải mẫu đơn khởi kiện tranh chấp mua bán nhà tại đây.

Có thể nộp đơn tại nơi cư trú, làm việc của bị đơn hoặc tại nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn theo thỏa thuận bằng văn bản của các đương sự. Nếu không rõ nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể nộp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản tranh chấp.

Hình thức nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở có thể trực tiếp hoặc gửi bằng đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án hoặc gửi trực tuyến bằng cách truy cập Cổng thông tin điện tử của Tòa án nếu có.

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý

– Tiếp nhận

+ Từ ngày nhận đơn kiện trong 3 ngày, Chánh án Tòa án phân công 1 Thẩm phán xem xét đơn.

+ Thẩm phán xem xét đơn kiện trong 5 ngày làm việc và ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn kiện.
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án.
  • Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác thì chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án đó và thông báo cho người khởi kiện
  • Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì trả lại đơn cho người khởi kiện

Quy trình tiếp nhận và thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Quy trình tiếp nhận và thụ lý giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

– Thụ lý

Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Thẩm phán thông báo người kiện đến Tòa án để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở trường hợp phải nộp.

Trong 7 ngày từ khi nhận được giấy báo nộp tiền, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án và Thẩm phán thụ lý vụ án.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuần bị xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở là 4 tháng từ ngày thụ lý.

Nếu vụ án phức tạp hay có sự kiện khách quan trở ngại thì Chánh án Tòa án có thể gia hạn thời hạn nhưng không quá 2 tháng.

Nếu có tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn xét xử sẽ được tính lại từ quyết định tiếp tục giải quyết vụ án có hiệu lực.

Tìm hiểu thêm về những lưu ý khi mua đất chưa có sổ đỏ để an toàn hơn trong giao dịch mua bán.

Thời hạn chuần bị xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Thời hạn chuần bị xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Trong khi xét xử, Thẩm phán mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự và tổ chức hòa giải, hòa giải không thành sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. 

Kể từ ngày có quyết định xét xử, trong thời hạn 1 tháng Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này 2 tháng.

Bước 4: Xét sơ thẩm

Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án.

Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

Nếu đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Nếu đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Trên đây là thông tin về thủ tục tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở để bạn tham khảo để hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục tố tụng. Xem thêm nhiều thông tin luật đất đai khác trên muonmau.vn.

Xem thêm: Loại đất nào không được chuyển nhượng mua bán, tặng cho hiện nay?

You may also like

Quy trình thủ tục, mẫu đơn xin cải tạo đất nông nghiệp chi tiết nhất

Quy định về cải tạo đất nông nghiệp,