Chuyện khẩu trang: đeo hay không đeo

Chuyện khẩu trang: đeo hay không đeo

- in Tư Duy Thú Vị
373

Đợt rồi có khá nhiều người băn khoăn không hiểu tại sao dân bản xứ châu Âu lại không đeo khẩu trang, khi mà dịch đã bùng phát ở trong nước chứ không còn ở tận Trung Quốc xa xôi. 

Sau vài ngày suy nghĩ, cộng với việc hôm rồi bất ngờ bắt gặp một ông già đi trước mình trên vỉa hè ho khù khụ rồi bỏ khẩu trang ra xì mũi và khạc đờm ra giấy rồi vứt, rồi lại đeo khẩu trang vào đi tiếp (yên tâm mình dừng lại giữ khoảng cách trên 2m), xâu chuỗi với những hình ảnh trước đây, mình muốn đưa ra một quan điểm cá nhân về vấn đề này.


Thực ra nếu nhớ lại những trường hợp Tây đeo khẩu trang mình từng gặp từ khi sang đây đến giờ (hơn 7 năm), thì hầu hết là đang bị bệnh, ho sù sụ, hay bị dị ứng phấn hoa nặng nên đeo để tránh phấn hoa. Tức là khác với Việt Nam hay Trung Quốc, khi bạn khỏe mạnh và đeo khẩu trang để phòng bệnh, ở bên này người ta thường đeo khẩu trang khi chính họ bị bệnh, để bệnh không nặng thêm, và cũng tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Mình nghĩ đây là lý do chính khiến những người trong vài ngày (tuần) vừa qua đeo khẩu trang lại bị dân bản xứ nhìn như nhìn con virus, mà khá nhiều trường hợp bản thân mình thấy tận mắt.

Xem thêm  Tâm sự Husky: Ý nghĩa cuộc sống.

Nhưng đi sâu hơn 1 chút, nếu bạn để ý, việc đeo khẩu trang, hay kể cả đội mũ sùm sụp trong bến tàu hay trung tâm mua sắm, sẽ rất hay bị những ánh nhìn không thiện cảm. Đó là vì bên này việc đội mũ hay đeo khẩu trang thường được gắn liền với động cơ che danh tính (tránh camera ghi hình) để làm những việc xấu, như những gì bạn hay thấy trong các dịp biểu tình và các vụ án cướp giật trộm shop. Ảnh dưới đây mình lấy từ Google về bạo loạn London năm 2011, và bạn có thể dễ dàng nhận thấy bọn trộm luôn trùm mũ và che mặt. Ngay bản thân mình ngày mới sang khi đi cùng 2 cậu bạn, vào bến tàu quên không bỏ mũ trùm, đã bị để ý rất kỹ bởi 2 anh nhân viên bến tàu. Lúc ấy mình nghĩ quái lạ sao họ biết mình mới sang tài vậy, như CIA. Hóa ra lúc sau cậu bạn với tay giật mũ mình ra mới nói: “Ở ngoài đường lạnh đội thì không sao, nhưng vào những nơi như bến tàu thì bỏ mũ ra, không người ta nghi đấy”. Việc trùm mũ không thôi đã thế, vậy bạn nghĩ sao nếu đeo khẩu trang và che gần như toàn bộ khuôn mặt?

Ở đâu cũng vậy, khi cộng đồng không chấp nhận một hành động nào, thường hành động đó sẽ bị phản ứng, ít thì là những ánh nhìn không thiện cảm, nhiều thì là gây hấn, hăm dọa hoặc thậm chí là đánh cho chừa. Đấy không những là để lần sau cá nhân ấy không làm thế nữa, mà còn là răn đe những người khác, đặc biệt là những người mới đến và chưa làm quen với những “quy tắc ngầm – social norm” này.

Xem thêm  Những lời chúc valentine ngọt ngào nhất, hay nhất dành cho người yêu 2022

Tóm lại, mình nghĩ nếu nâng tầm là một khác biệt văn hóa thì hơi quá, nhưng chắc chắn là một cách nhìn rất khác của người bản xứ, ít nhất là trong châu Âu so với người Việt mình về việc đeo khẩu trang. Trong khi người Việt đã quá quen với việc đeo khẩu trang (và những người xung quanh cũng đeo), ngay cả khi không có dịch, để tránh bụi, thì ở bên này việc đeo khẩu trang thường được xem như bạn là con bệnh hay đang ủ mưu trộm cướp hay làm việc xấu.

Tất nhiên ở đây mình không đưa ra quan điểm này để đề nghị mọi người đừng đeo khẩu trang lúc này khi đang dịch, nhưng mình nghĩ nếu bạn là một du học sinh và lựa chọn đeo khẩu trang thì bạn nên THỰC SỰ CẨN THẬN. Những người lớn tuổi sẽ hiểu là trong tình trạng dịch bệnh thì việc đeo khẩu trang có thể chấp nhận, nhưng với lớp thanh niên thì mình không nghĩ họ có được cái nhìn và suy nghĩ ấy.

A Dreamer

You may also like

Nằm mơ thấy rắn vàng đánh lô đề con gì chính xác nhất hay nhất

Hãy cùng Muôn Màu theo dõi nội dung