Cơn sốt đất cuối năm 2021 sẽ “sớm tàn” dù đang sôi động?

Cơn sốt đất cuối năm 2021 sẽ “sớm tàn” dù đang sôi động?

- in Bất Động Sản
217

Sức nóng của thị trường bất động sản sau đợt dịch lần thứ 4 chưa có dấu hiệu dừng lại khi lượng giao dịch vẫn tiếp diễn sôi động và giá một số khu vực không ngừng tăng. “Thị trường bất động sản đang sốt”, đó là đánh giá của rất nhiều nhà đầu tư trước diễn biến của kênh đầu tư hấp dẫn này. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơn sốt đất này sẽ “sớm tàn” bởi thiếu đi cơ sở nên tảng. Cơn sốt đất cuối năm 2021 hình thành dựa trên niềm tin của nhà đầu tư về thị trường sau dịch. Tâm lý đổ tiền vào bất động sản gia tăng trước biến động của nền kinh tế và sự bấp bênh của các kênh đầu tư khác. Cộng thêm thông tin về quy hoạch, dự án lớn xuất hiện kéo theo cò đất đổ bộ, giá cả biến động, thị trường nóng sốt.

Cơn sốt đất cuối năm 2021 sẽ “sớm tàn” dù đang sôi động? - Ảnh 1.

Nhà đầu tư săn đất.

 Ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) thẳng thắn chỉ ra, cơn sốt đất cuối năm 2021 ở một số tỉnh thành mặc dù bề nổi có sự sôi động nhưng thiếu cơ sở nền tảng nên sẽ khó bền vững.

Xem thêm  Chính quyền đô thị TPHCM khác Hà Nội, Đà Nẵng thế nào?

Ông Hoàng phân tích, cơn sốt đất năm 2021 cũng như những cơn sốt đất trước đó. Nguyên nhân sốt đất đến từ niềm tin của các nhà đầu tư đang lớn vào thị trường và do tác động của tin đồn dựa trên chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Các cơn sốt đất chỉ khác nhau về quy mô và địa bàn hoạt động.

Theo ông Hoàng, đầu năm 2021, tại huyện Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng xuất phát bởi sự thổi phồng của giới cò đất từ một văn bản được ban hành ngày 15/01/2021 với nội dung “chủ đầu tư lớn” đang nghiên cứu tại địa phương.

Tại Bình Phước, thông tin dự kiến lập đề án quy hoạch xây dựng sân bay lưỡng dụng khiến cò đất các nơi ồ ạt đổ lên Bình Phước và biến nhiều khu vực tại các xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trở thành “chảo lửa” sốt đất.

Cơn sốt đất cuối năm 2021 cũng tương tự như vậy. Tất cả đều đều liên quan đến các thông tin quy hoạch, sự thay đổi điều kiện hạ tầng và có cả những “lời đồn”. Trong đó, tin đồn là tác nhân chính làm cho giá đất tại nhiều nơi nóng lên từng ngày. 

Xem thêm  Nghỉ dưỡng ngoại ô: Những đặc quyền riêng có tại Làng quý tộc Nhật

Trong khi đó, ông Phương Ngô, lãnh đạo công ty bất động sản tại Đà Nẵng chia sẻ, những đợt sốt trong thời gian vừa qua điều có điểm chung là kéo dài rất ngắn, khoảng 2-3 tuần hoặc 1 tháng. 

Theo ông Phương Ngô, thông thường, cách tạo sốt đất chỉ có một chiêu thức, đó là những cá mập lớn “kích cầu” mua hàng, làm chênh giá. Việc nhà đầu tư hỏi mua ồ ạt, khách cọc liên tục đã khiến thị trường đã tạo ra hiệu ứng domino cực kỳ lớn. Đó là lý do mà tại sao giá đất có thể tăng đột biến, lượng giao dịch cũng tăng đột biến. 

Mấu chốt của sốt đất là chiêu thức ra hàng và tăng giá của đội cá mập. Ông Phương Ngô cho hay, theo quan sát, trên thị trường, từ năm 2017 tới hiện tại, chiêu bài này được sử dụng đi, sử dụng lại. Vì lòng tham nên cá mập vẫn làm và người không có kinh nghiệm tiếp tục mắc”. Nhưng nhìn chung, các cơn sốt đất chỉ diễn ra trong chu kỳ ngắn. 

Các chuyên gia cũng cho rằng, với tình hình dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, tâm lý của nhà đầu tư sẽ dần trở lại ngưỡng phòng thủ. Các biện pháp quản lý cũng sẽ thắt chặt lại để đảm bảo dịch bệnh không bùng phát lan rộng. Đây có thể sẽ là nguyên nhân khiến cho cơn sốt đất sớm tàn.

Xem thêm  MIKGroup mang phong cách Mỹ xa hoa vào khu nhà giàu mới tại Mỹ Đình

Nguồn: cafeF.vn

You may also like

Quy định về định giá đất: Có gỡ vướng được cả nghìn dự án?

Khó tiến hành Ông Cường cho rằng, việc