Học sinh tiểu học đến trường có nên dựa vào kết quả khảo sát phụ huynh?

Học sinh tiểu học đến trường có nên dựa vào kết quả khảo sát phụ huynh?

- in Giáo Dục
195
Học sinh tiểu học đến trường có nên dựa vào kết quả khảo sát phụ huynh? - Ảnh 1.

Nếu không đi học trực tiếp, học sinh tiểu học sẽ không có những giây phút thú vị, rèn luyện kỹ năng như thế này. Trong ảnh: học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, say mê trải nghiệm trong một hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức thời kỳ dịch chưa bùng phát – Ảnh: H.HG.

Phòng Giáo dục – đào tạo quận 1 (TP.HCM) vừa hoàn tất khảo sát ý kiến phụ huynh về việc đi học lại sau Tết. Kết quả phụ huynh đồng thuận như sau: lớp 1 là 66,1%; lớp 2: 63%; lớp 3: 67,6% và lớp 4 là 62,1%. Tuy nhiên, lớp 5 chỉ có 32,3% phụ huynh đồng thuận.

Nhiều người đặt câu hỏi học sinh lớp 5 lớn tuổi nhất trong trường tiểu học, ý thức thực hiện 5K ổn hơn học sinh lớp 1. Lớp 5 cũng có kinh nghiệm đi học trong mùa dịch của năm trước. Vậy tại sao phụ huynh không muốn cho con đến trường?

Ông V.H.T. – phụ huynh lớp 5/6 Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 – phân tích: “Phụ huynh thì 9 người 10 ý. Sự hiểu biết về dịch bệnh, hoàn cảnh gia đình… khác nhau nên sẽ có những ý kiến khác nhau.

Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bảng tỉ lệ trên. Riêng ở lớp của con tôi thì 100% phụ huynh tham gia khảo sát đợt giữa tháng 1-2022 đều đồng ý cho con đến trường. Do đó tôi đề nghị Sở GD-ĐT TP không nên dựa vào kết quả khảo sát phụ huynh để quyết định việc cho học sinh tiểu học đi học lại”.

Xem thêm  Giải thưởng VinFuture 2022: Hướng tới các lĩnh vực phát triển bền vững

Nói về tỉ lệ phụ huynh quận 1 đồng thuận cho con đi học lại ở khối 5 thấp hơn các khối 1, 2, 3, 4, cô Trần Bé Hồng Hạnh – hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 – cho biết: “Do tâm lý phụ huynh muốn nghe ngóng thêm tình hình dịch bệnh sau Tết Nguyên đán, do học sinh chưa được tiêm vắc xin…

Ngoài ra, một số phụ huynh lớp 5 còn lo ngại nếu cho con trở lại trường, tham gia kiểm tra định kỳ theo hình thức trực tiếp sẽ ảnh hưởng kết quả xét tuyển đầu vào khối 6. Họ mong muốn con em được kiểm tra trực tuyến để có kết quả cao hơn so với kiểm tra trực tiếp nên chưa đồng thuận việc trở lại trường”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo một phòng giáo dục – đào tạo ở vùng ven TP.HCM bày tỏ: “Chúng tôi chưa thực hiện khảo sát ý kiến phụ huynh tiểu học về việc cho trẻ đi học lại sau Tết bởi vì nó không còn ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Như bậc trung học đợt vừa rồi khi khảo sát thì toàn thành phố chỉ có hơn 60% phụ huynh đồng ý nhưng tỉ lệ học sinh đi học lại đạt hơn 90%. Thời điểm này nhiều học sinh tiểu học đã rất mệt mỏi, các hệ lụy của việc bắt trẻ ở nhà quá lâu và học online cũng đã xuất hiện.

Xem thêm  Cùng con vào thời đại số: Trẻ đọc sách trên Internet, tại sao không?

Tôi cho rằng UBND TP nên căn cứ vào tình hình dịch bệnh để quyết định cho học sinh tiểu học đi học lại. Có thể lúc đầu phụ huynh chưa đồng tình cao nhưng nếu thấy việc mở cửa trường diễn ra suôn sẻ thì họ sẽ cho con em mình đi học”.

Tương tự, ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh chia sẻ: “Có phụ huynh tâm sự với tôi là sẵn sàng cho con nghỉ học 1 năm để năm sau học lại. Nhưng với tình hình dịch như hiện nay, liệu năm sau dịch có hết được không?

Thế nên phụ huynh cần thích ứng và sống chung với dịch bệnh bằng cách dạy con đối mặt với thực tế, rèn cho con ý thức và thói quen để tự chăm sóc bản thân, phòng chống dịch đúng cách.

Vấn đề đang tồn tại hiện nay là trẻ ở nhà “ôm” máy tính suốt ngày, mọi sinh hoạt bình thường bị phá vỡ, các em không chỉ thiếu kỹ năng tương tác với xã hội mà còn có nguy cơ béo phì, chậm chạp, tâm lý bất ổn.

Tôi đã từng tham vấn những ca học sinh vô cớ la hét ầm ĩ, đang ngồi học thì khóc hu hu. Có trẻ còn bị hội chứng không gian kín, sợ ra ngoài, sợ tiếp xúc với người khác.

Chưa kể trên thực tế hiện đã có nhiều học sinh tiểu học bị nghiện game, nghiện phim, nghiện chat do điều kiện học trực tuyến tạo cơ hội cho các em tiếp xúc với máy tính cả ngày”.

Xem thêm  Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn được bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước

Trong khi đó, các trường tiểu học hiện đang lo về chất lượng giáo dục. “Hầu như phụ huynh nào cũng hiểu rất rõ rằng: học online chắc chắn không hiệu quả bằng học trực tiếp. Học sinh học online thì phụ huynh cũng vất vả hơn gấp nhiều lần vì phải đóng vai cô giáo, thầy giáo ở nhà, phải giảng bài, kèm con học.

Khi trẻ được đi học trực tiếp, có sự nhắc nhở, đôn đốc, giám sát của thầy cô giáo thì các em sẽ ít sao nhãng, sẽ không thể xem phim, chơi game… trong giờ học.

Thế nhưng nhiều người khi được hỏi ý kiến vẫn trả lời không cho con đến trường. Lý do vì họ vẫn còn lo lắng về dịch bệnh. Cái chính bây giờ chính là công tác tuyên truyền sao cho phụ huynh hiểu rõ và hiểu đúng về dịch bệnh để họ yên tâm cho con em đi học lại” – hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Tân Bình đề nghị.

Mong ngày học sinh tiểu học tới trường Mong ngày học sinh tiểu học tới trường

TTO – Học sinh các khối khác đã trở lại trường an toàn, tình hình dịch ở TP.HCM đã khác với trước đây. Đó là những tiền đề để TP.HCM tính toán, chuẩn bị cho học sinh khối tiểu học trở lại trường.

Nguồn: tuoitre.vn

You may also like

Trường Tắk Pổ đón học sinh vào lớp sau 3 năm xây dựng

Khánh thành công trình điểm trường Tắk Pổ