Hướng Dẫn Các Bước Thiền Định Cơ Bản

Hướng Dẫn Các Bước Thiền Định Cơ Bản

- in Thiền
736

1. Chuẩn bị trước khi thiền định:

– Nên uống nước trước và sau khi thiền.

Uống nước trước khi thiền để không bị nóng trong cơ thể.

Sau khi thiền, uống nước để quay về trạng thái cân bằng.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC ONLINE


Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời…

Khoa học khám phá bản thân thông qua những con số – Pythagoras (Pitago)

– Càng giữ im lặng, càng đi sâu vào thiền định

– Nếu thiền trong nhà, nên để phòng tối nhất có thể.

– Có thể sử dụng mùi hương, xông tinh dầu để thư giãn đầu óc

– Đội nón kim tự tháp hoặc ngồi dưới kim tự tháp để nhận năng lượng gấp ba lần nếu có, không bắt buộc

2. Thiền định có 3 bước đơn giản như sau :

☝️ Bước thứ 1: Làm cho cơ thể yên lặng.

Bạn ngồi xuống, đan tay, đan chân, khóa cơ thể của mình lại, chúng ta neo năng lượng nhận được trong lúc thiền. Việc đó nó có khoa học đằng sau đó.

Dang tay, thủ ấn, chúng ta sẽ để năng lượng thoát ra ngoài.

Nếu bạn không biết cái nào là đúng, bạn có thể thử nghiệm và tự đánh giá, cách nào bạn nhận được năng lượng nhiều hơn, rồi tự đưa ra quyết định của mình.

Bạn không cần phải giữ lưng thẳng cứng, không gây khó chịu cho cơ thể, bạn có thể ngồi trên ghế dựa, salon, ngồi ở đâu cũng được.

Bạn ngồi hoàn toàn thoải mái, đó chính là tư thế thiền.

Bạn ngồi thoải mái, bạn sẽ ngồi được lâu và thiền sâu.

✌️ Bước thứ 2: Làm cho tâm trí trống rỗng bằng cách quan sát hơi thở.

Khi bạn không làm gì cả, bạn ngồi nhắm mắt lại, bạn sẽ nhận thấy mình thở.

Khi chúng ta chào đời, chúng ta bắt đầu sự sống bằng hơi thở đầu tiên.

Khi chúng ta chết đi, chúng ta trút hơi thở cuối cùng.

Hơi thở đầu tiên, cũng như hơi thở cuối cùng, tất cả đều xảy ra tự động.

Khi tôi nói, tôi đang thở, khi bạn nghe, bạn cũng đang thở.

Hơi thở diễn ra một cách tự nhiên, thì nó sẽ vượt ra khỏi tâm trí.

Xem thêm  Lợi Ích Của Nụ Cười Nội Tâm

Chúng ta cần phải hiểu cơ chế vận hành của tâm trí.

Tâm trí là tất cả những suy nghĩ xung quanh bạn.

Tâm trí chỉ nghĩ những gì nó thích. Đó là bản chất tự nhiên của tâm trí.

Tâm trí không đứng yên ở hiện tại. Nếu tâm trí dừng lại, có nghĩa là tâm trí chết, nên nó sẽ tìm mọi cách để suy nghĩ.

Nếu tâm trí đầy những suy nghĩ, làm sao bạn có thể chạm đến kế hoạch của linh hồn, sự sáng tạo của vũ trụ, sự yêu thương của Thượng Đế.

Điều thú vị là gì, điều ngạc nhiên là gì ?

Điều gì là khó khăn, điều gì thử thách ?

Tâm trí là tất cả những gì bạn nghĩ về chính mình. Bạn nghĩ bạn là người đặc biệt. Tâm trí luôn thích sự chia rẽ.

Bạn không phải là cơ thể, tâm trí, trí tuệ này, bạn còn vượt lên trên những điều đó.

Bạn phải vượt ra khỏi tâm trí của mình.

Bạn là linh hồn. Một khi bạn chưa kết nối được với linh hồn, thì làm thế nào bạn có thể đánh giá chính mình.

Tất cả mọi thứ xảy ra trong cuộc đời của bạn đều có lý do.

Linh hồn có rung động cao.Tâm trí có rung động thấp.

Vậy làm thế nào mà chúng ta có thể hiểu được những gì đang xảy ra ? mọi trải nghiệm mà bạn có trong cuộc sống ? kế hoạch linh hồn của bạn là gì ?

Chỉ khi tắt hẳn tâm trí đi, bạn mới kết nối được với thông điệp linh hồn, kết nối với dữ liệu nguồn, đổ thông tin về.

Vì vậy, mục tiêu của thiền định là làm cho tâm trí trống rỗng.

Thiền rất đơn giản là quan sát hơi thở. Khi bạn quan sát hơi thở, tâm trí sẽ trống rỗng.

? Bước thứ 3: Bất cứ khi nào có suy nghĩ đến, cắt, quay về quan sát hơi thở

Khi bạn nhắm mắt lại, bạn nhận thấy có rất nhiều tạp niệm, không phân tích, không đánh giá, không đi theo, không đấu tranh.

Cắt, quay về quan sát hơi thở.

Có những người trong lúc thiền, họ nói là họ nhìn thấy hình ảnh của thần thánh, chư tiên, phật, chúa …. Điều đó rất dễ đi vào ảo tưởng.

Xem thêm  Hành Trình Của Hạt Cát Nhỏ Bé, Khoa Học Tâm Linh

Tất cả chỉ là trải nghiệm trong thiền định, đừng cố phân tích các trải nghiệm đó, khoảng khắc khi bạn phân tích một cái gì đó thấy trong thiền, chúng ta đã sử dụng tâm trí, thì bạn cũng hết thiền rồi. Chúng ta chỉ quan sát các trải nghiệm đó mà thôi.

Khi bạn đi xem phim, bạn coi tới cảnh lãng mạng, bạn thấy hai người đang hôn nhau, tới cảnh đánh nhau, thì bạn thấy hai nhân vật đang đánh lộn. Bạn chỉ xem bộ phim đó thôi, bạn có phân tích bộ phim đó không ?

Trong lúc thiền, bạn thấy có một người đàn ông râu tóc bạc phơ, ông ấy đến nói cho bạn biết một điều gì đó, rồi ông ấy đi, bạn chỉ quan sát điều đó, mà bạn không cần phải phân tích.

Ở thời kỳ đầu, ai cũng thích có trải nghiệm.

Thiền lâu rồi, bạn sẽ thấy không có trải nghiệm gì cả.

Càng đi lên cao, chúng ta càng kết nối với linh hồn, bước ra khỏi các ảo tưởng của chính mình.

Thiền định: chỉ là quan sát hơi thở

Không cố tìm các trải nghiệm trong thiền định

? Thành công trong thiền định là:

– Không mở mắt.

– Không rời tay khỏi tư thế khóa.

Mỗi ngày, bạn cứ thiền đều đặn, mới đầu, bạn chỉ có một phút, hai phút, rồi ba phút tĩnh lặng hoàn toàn, dần dần bạn sẽ đạt được sự trống rỗng tâm trí.

Thời gian bao lâu không quan trọng. Bạn chỉ tập trung vào sự chuyển hóa của chính mình. Có người đạt được sự trống rỗng tâm trí trong một tháng hoặc có khi một năm. Bạn không cần bận tâm. Bạn chỉ tập trung vào ngày hôm nay, ngày mai sẽ tươi sáng.

Thiền tốt hay không, nó còn phụ thuộc vào nghiệp quả của bạn, có nhiều cảm xúc tiêu cực, sẽ khó thiền sâu.

Vì vậy, nếu bạn muốn đạt được nhiều lợi ích trong thiền định, bạn cần phải thanh lọc cơ thể – cảm xúc – tâm trí.

3. Những giai đoạn trong thiền định

? Ngồi cho việc thiền (Sitting For): ngồi nhắm mắt, ngồi để thiền, ngồi để quan sát. Đây có thể là giai đoạn bạn cảm thấy khó khăn, đau đủ thứ, suy nghĩ lung tung.

Xem thêm  Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Đỉnh Cao Cuộc Đời

Khi bạn vẫn còn cảm thấy những điều này, bạn đang ở giai đoạn một – khó chịu khi ngồi thiền

? Ngồi trong thiền (Sitting In): vài phút trải nghiệm sự tĩnh lặng của tâm trí.

Giai đoạn này bạn sẽ thấy, thoải mái, ngồi cũng được, nên bạn cứ ngồi.

? Trải nghiệm trong thiền (Experience): lúc này, tâm trí hoàn toàn trống rỗng, lúc nào bạn cũng muốn ngồi thiền, nhu cầu thiền của bạn là rất lớn.

? Chứng kiến sự chuyển hóa (Witness transformation).

4. Các trạng thái trong thiền định

? Ngồi và quan sát hơi thở: khi suy nghĩ đến cắt, quay về quan sát hơi thở.

? Tâm trí hoàn toàn trống rỗng: quá trình tự chữa lành sẽ xảy ra.

? Hơi thở trở nên ngắn, không còn suy nghĩ, không còn hơi thở: đây là trạng thái thiền định sâu

Lúc này, cảm xúc có thể trồi lên, chỉ quan sát cảm xúc

Không sợ hãi, hãy tin tưởng vào tiến trình và thiền định một cách chân thành.

Đạt trạng thái đại định (Samadhi) của một yogi.

? Kích hoạt con mắt thứ 3: ngứa, ngứa, nặng, kích thích vùng giữa hai chân mày.

? Con mắt thứ ba mở hoàn toàn:

Tầm nhìn trở nên rộng hơn, thấy tiền kiếp, hiểu được mọi thứ đằng sau những gì đã xảy ra, nhận biết về mục tiêu cuộc đời mình, nhìn vượt ra khỏi những gì mà tâm trí suy nghĩ, thấy được toàn cảnh, bức tranh rộng lớn hơn, những thử thách trong cuộc sống.

? Con mắt thứ ba đóng lại, con mắt thứ tư mở ra: con mắt của trí huệ.

Bạn sẽ hiểu bất cứ điều gì đã diễn ra đều vì một điều tốt đẹp ở đằng sau đó.

Hiểu được khoa học thiền định, đâu là sự thật, đâu là chân lý.

Trực giác trở nên rất mạnh mẽ, tất cả những gì bạn làm, nó đều đến từ sự dẫn dắt ở bên trong.

? Khai sáng: trạng thái lễ hội, vượt qua mọi đau khổ, buông bỏ mọi cảm xúc, dính mắc

Người hướng dẫn: Pradeep Vijay

Người viết: Dương Thị Quỳnh Châu

Hiệu đính: Võ Kim Cúc

————-

Web: khoahoctamlinh.vn/2558.html
Group: fb.com/groups/khoahoctamlinhvn
Fanpage: fb.com/khoahoctamlinh.vn


You may also like

Thần Số Học – Khoa Học Khám Phá Bản Thân Thông Qua Những Con Số, Khoa Học Tâm Linh

THẦN SỐ HỌC – KHOA HỌC KHÁM PHÁ