Không ngừng học hỏi để tránh tụt hậu

Không ngừng học hỏi để tránh tụt hậu

- in Giáo Dục
282
Không ngừng học hỏi để tránh tụt hậu - Ảnh 1.

Cô Hà Ánh Phượng và đồng nghiệp trong Top 10 giải thưởng Giáo viên toàn cầu năm 2020 – Ảnh chụp màn hình

Đó là chia sẻ của cô Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ, về lý do cô không ở lại Hà Nội làm việc mà tìm về với ngôi trường quê hương của mình.

Cô Phượng là người trẻ tuổi nhất lọt vào top 10 giáo viên toàn cầu mà Tổ chức Varkey Foundation vừa công bố.

* Mô hình lớp học không biên giới của cô được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao. Điều gì đã khiến cô thay đổi mô hình lớp học truyền thống và kết nối lớp học của mình với các lớp học trên thế giới?

– Tôi luôn nghĩ tiếng Anh là sinh ngữ, bất kỳ ai học nó đều cần môi trường để được giao tiếp. Cứ nhìn vùng du lịch Sa Pa mà xem, trẻ em ở đây không được dạy bài bản nhưng chúng nói rất tốt vì có nhiều cơ hội thực hành.

Mới đầu tôi chỉ tổ chức giao lưu trực tuyến dưới hình thức nói chuyện về văn hóa để học sinh làm quen trong một học kỳ. Sau đó tôi nghĩ tại sao không linh hoạt. Thực ra sách giáo khoa không hề chán như mọi người nghĩ.

Xem thêm  Học sinh cấp 2 làm giả văn bản cho nghỉ học của tỉnh, bị phạt cảnh cáo

Tôi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược: cho các em nghiên cứu bài vở và làm bài tập trước, sau đó mới kết nối với lớp học của các bạn nước ngoài. Có lần các em Việt Nam biểu diễn quan họ, còn các bạn Indonesia thuyết trình về một nhạc cụ dân tộc. Các em trao đổi rất vui và có những kiến thức vượt ngoài sách giáo khoa.

* Cô quan niệm thế nào về giáo dục?

– Giáo dục là “vũ khí” mạnh nhất thay đổi được thế giới. Với tôi, giáo dục không chỉ là dạy kiến thức mà là hướng đến phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của một con người.

Bản thân tôi luôn tâm niệm người làm giáo dục là người phải không ngừng học để tránh bị tụt hậu, ngoài ra tôi luôn trong tâm thế chia sẻ kiến thức. Chia sẻ kiến thức để kiến tạo một cộng đồng học tập cho chính mình và sau này là con mình học trong đó.

Lứa học sinh của tôi đã “đi” trên 40 quốc gia, chúng tôi học được văn hóa chia sẻ để xây dựng một cộng đồng học tập tích cực. Mỗi khi kết nối, chúng tôi đều nhận được sự hưởng ứng của bạn bè thế giới.

Xem thêm  Sinh viên bạo gan vay tiền ngân hàng kinh doanh giữa 'mùa COVID'

Tôi cảm thấy họ giống như những người khách du lịch vậy, họ rất hào hứng với tính địa phương của chúng tôi, tôn trọng bản sắc của chúng tôi và khuyến khích chúng tôi chia sẻ.

* Các thầy cô đã bắt đầu thay đổi, theo cô, có điều gì cản trở quá trình này?

– Tôi nghĩ thay đổi quan điểm là việc khó nhất. Có thể khi người ta chưa tin thì người ta chưa thay đổi được. Muốn thay đổi phải có niềm tin. Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới là một thay đổi lớn.

Tôi rất ủng hộ chương trình này bởi tôi thấy nó có rất nhiều điểm đổi mới có lợi cho học sinh. Tuy nhiên vì là con đường mới nên sẽ có nhiều khó khăn và bị hoài nghi. Trong thời gian thay đổi cần có niềm tin và sự gắn kết.

Top 10 từ danh sách 30.000 giáo viên toàn cầu

Giải thưởng giáo viên toàn cầu (Global Teacher Prize) được Quỹ Varkey thành lập năm 2014.

Mỗi năm, giải thưởng này nhận về từ 10.000 đến 30.000 hồ sơ của các giáo viên đến từ nhiều quốc gia. Được lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc nhất của giải thưởng này là vinh dự lớn. Từ đây ban tổ chức sẽ chọn ra một đại diện xuất sắc để trao giải thưởng trị giá 1 triệu USD.

Xem thêm  Đến lượt Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders ở Biên Hòa bị phụ huynh đòi hoàn trả học phí

Cô Hà Ánh Phượng, với nhiều sáng kiến tổ chức thành công mô hình lớp học xuyên biên giới, tổ chức nhiều chương trình giảng dạy miễn phí cho học sinh trong và ngoài nước, và nhiều chương trình liên quan đến dạy tiếng Anh có ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương, đã được chọn vào top 10 Global Teacher Prize 2020.

Nguồn: tuoitre.vn

You may also like

Trường Tắk Pổ đón học sinh vào lớp sau 3 năm xây dựng

Khánh thành công trình điểm trường Tắk Pổ