Ngân hàng “ngóng” Thông tư 01 sửa đổi

Ngân hàng “ngóng” Thông tư 01 sửa đổi

- in Tài Chính
242

Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại nợ được đánh giá cao vì tính kịp thời và hữu dụng của nó đối với cả tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khi nỗi lo về nợ xấu đang ngày càng gia tăng thì ngân hàng vẫn phải mỏi mòn ngóng văn bản sửa đổi.

NỢ XẤU CÀNG XẤU

Tính đến ngày 25/12/2020, tất cả các tổ chức tín dụng đã vào cuộc và thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 270.000 khách hàng, với dư nợ 355.000 tỷ đồng đồng. Con số này tương đương khoảng 4% tổng dư nợ cho vay toàn ngành được cơ cấu và không bị chuyển nhóm nợ.

Mặc dù một lượng lớn nợ được giữ nguyên như trên nhưng tỷ lệ nợ xấu toàn ngành được Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn tăng nhanh và vượt qua mốc 2%.

Không những thế, khi nhìn chi tiết tại báo cáo tài chính quý 3/2020 của các ngân hàng có thể dễ dàng thấy, khối lượng nợ nhóm 2 đang rất khổng lồ và vốn dĩ đã đầy tiềm tàng khả năng biến thành nợ xấu.

Việc giữ nguyên nhóm nợ đối với nhiều khoản nợ đáng nhẽ đã phải nhảy từ 1 đến 2 nhóm nợ đã phần nào làm cho bức tranh nợ xấu và chất lượng tài sản của ngân hàng trong năm 2020 bị lệch và có phần không chính xác.

Trong trường hợp Thông tư 01 sắp tới hết hạn mà chưa có văn bản, quy định thay thế hoặc không được gia hạn, mức nợ xấu hiện tại của ngành nhiều khả năng sẽ còn xấu hơn.

Xem thêm  Hàng loạt "ông lớn" lọt "tầm ngắm" kiểm toán trong năm 2021

Nhận xét về tác động của Covid-19 đến hoạt động xử lý nợ xấu, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cho rằng, nợ xấu nội bảng có thể nhích tăng lên 3,5-4% trong năm 2021.

Thậm chí, theo ước tính của Công ty Chứng khoán SSI, nợ xấu sẽ tăng 17% vào cuối năm 2020 và 14% vào năm 2021. Với mỗi 1% nợ xấu tăng thêm, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) sẽ giảm từ 40 – 80 điểm cơ bản.

Mặt khác, nợ được cơ cấu theo Thông tư 01 thì ngân hàng không phải trích lập dự phòng nhưng hết thời hạn cơ cấu, nợ đáo hạn vẫn xấu thì phải trích lập. Khi nợ xấu đột ngột tăng sẽ kéo chi phí hoạt động tăng nhanh và ngân hàng rất sợ áp lực này.

Trong khi đó, nợ xấu có tăng đột ngột hay không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm văn bản hết hiệu lực và việc có nên kéo dài hỗ trợ hay không tại Thông tư sửa đổi.

Bởi lẽ, theo quy định nêu tại Thông tư 01, việc kéo dài thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là từ 23/1/2020 đến ngày liền kề sau ba tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch Covid-19. Tuy dự thảo sửa đổi hồi tháng 5 xác định lại trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 31/12/2020 nhưng khi dự thảo sửa đổi còn chưa kịp ban hành thì đã sang năm 2021.

Xem thêm  Tiền đồng Việt Nam sẽ mạnh lên so với đồng USD?

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Thông tư 01 là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra nhưng tại thời điểm xây dựng không ai nghĩ dịch bệnh có thể kéo dài như thế.

DỰ THẢO THÔNG TƯ 01 SỬA ĐỔI (MỚI)

Được biết, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đang thống nhất trình dự thảo sửa đổi Thông tư 01 (mới) theo hướng sẽ tiếp tục cho phép giữ nguyên nhóm nợ để doanh nghiệp tiếp tục được vay nợ với lãi suất bình thường như trước đây.

Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ phải bắt đầu trích lập dự phòng rủi ro căn cứ vào bản chất của các khoản nợ đó. Lộ trình trích lập dự phòng rủi ro là 3 năm bắt đầu từ năm 2021, nhằm tránh gây ra “cú sốc” về lợi nhuận.

Cụ thể, theo nội dung sửa đổi, tổ chức tín dụng sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Thứ nhất là các khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Thứ hai là phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong thời gian từ 23/1/2020 đến 31/3/2021. Thứ ba là khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận cho vay, cho thuê tài chính đã ký do doanh thu, thu nhập giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Xem thêm  Tổng cục Thuế bác khiếu nại của Coca-Cola, quyết truy thu 821 tỷ đồng

Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng thỏa thuận. Số dư nợ phát sinh trước ngày 23/1 và quá hạn trong khoảng thời hạn từ 23/1/2020 đến 29/3/2020.

Chênh lệch giữa số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập đối với toàn bộ dư nợ của khách hàng với số trích lập trên dư nợ được cơ cấu của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nếu lớn. Bên cạnh đó, nội dung sửa đổi Thông tư 01 quy định tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro bao gồm kết quả phân loại nợ của khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch theo quy định tại Thông tư.

Trường hợp số chênh lệch lớn hơn 0, tổ chức tín dụng phải trích bổ sung dự phòng theo tỷ lệ trên số tiền chênh lệch thời điểm Thông tư sửa đổi có hiệu lực đến hết 31/12/2021, tối thiểu 30% số tiền chênh lệch. Từ 1/1/2022 đến 31/12/2022 tối thiểu 60% số tiền chênh lệch và từ 1/1/2023 đến 31/12/2023 là 100% số tiền chênh lệch. 

Từ 1/1/2024, các tổ chức tín dụng quay trở lại xác định phân loại nợ và trích lập như quy định của Ngân hàng Nhà nước

Theo TS. Cấn Văn Lực, trên tinh thần sửa đổi Thông tư như vậy, dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2021 “may ra sẽ được như năm 2020, tức là tăng khoảng 10%”.

Nguồn: vneconomy.vn

You may also like

Vay tiêu dùng trên ví điện tử – lựa chọn mới cho những tình huống khẩn cấp hay nhất

Hãy cùng Muôn Màu theo dõi nội dung