Nuôi chim “siêu to khổng lồ”, một nông dân tỉnh Hà Giang bán 1 lứa thu hơn 1 tỷ đồng

Nuôi chim “siêu to khổng lồ”, một nông dân tỉnh Hà Giang bán 1 lứa thu hơn 1 tỷ đồng

- in Tài Chính
191

Đó là mô hình nuôi đà điểu cho thu nhập cao của anh nông dân Lù Văn Nghĩa thôn Thác, xã Bằng Hành huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang).

Sống trên vùng đất nổi tiếng trồng cam sành của huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang), trong nhiều năm qua, gia đình anh Nghĩa đã tập trung phát triển chăn nuôi để lấy nguồn phân hữu cơ bón cho vườn cam rộng trên 3,0 ha. 

Các loài vật nuôi mang lại cho gia đình anh Nghĩa hiệu quả kinh tế cao như trâu, bò, dê, lợn và các loại gia cầm như gà, vịt…

Nuôi chim siêu to khổng lồ, một nông dân tỉnh Hà Giang bán 1 lứa thu hơn 1 tỷ đồng - 1

Anh Lù Văn Nghĩa, thôn Thác, xã Bằng Hành huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) bên đàn đà điều của gia đình

Qua nhiều năm trăn trở, anh Nghĩa luôn suy nghĩ tìm tòi để phát triển loài vật nuôi mới lạ nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. 

Trong những lần được Hội Nông dân huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang)cho đi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế hiệu quả tại các tỉnh như Sơn La, Bắc Giang… đến năm 2017, anh Nghĩa đã tận dụng vườn đồi của gia đình có diện tích gần 0,5 ha để làm chuồng trại để nuôi chim đà điểu. 

Sau khi xây dựng chuồng trại, anh Nghĩa đã xuống Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Ba Vì, Hà Nội để tìm hiểu kỹ thuật nuôi loài chim đà điểu mới lạ này và mua 5 đôi đà điểu giống với giá từ 2 – 2,7 triệu đồng/con để nuôi thử nghiệm.

Xem thêm  Hành trình trở thành CEO công ty tỷ USD của chàng sinh viên giao pizza

Trong quá trình nuôi chim đà điểu, anh Nghĩa vừa tìm tòi học hỏi kỹ thuật qua sách báo và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi đà điểu của Trung tâm nơi mua giống. 

Tuy nhiện, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn đối với loài vật nuôi mới lạ này nên đàn đà điểu của anh Nghĩa chậm lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao…

Với ý chí quyết tâm, anh Nghĩa đã sang tận tỉnh Bắc Giang tìm đến mô hình nuôi đà điểu thành công mà mình đã có dịp tham quan để tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi chim đà điểu. 

Với kinh nghiệm sau lứa đà điểu nuôi đầu tiên và tự tìm tòi học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi đà điểu, anh Nghĩa đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm trong quá trình nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho đà điểu. 

Từ năm 2018, với vốn kinh nghiệm và kiến thức của mình, anh Nghĩa đã mạnh dạn đầu tư mua 40 con đà điểu giống về nuôi. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn đà điểu của gia đình anh Nghĩa nhanh lớn và không bị nhiễm dịch bệnh. 

Sau thành công bước đầu, từ năm 2019 đến nay, anh Nghĩa thường duy trì số đà điểu của gia đình là 50 con trong mỗi đợt nuôi.

Anh Nghĩa cho biết: So với các loài vật nuôi khác thì nuôi chim đà điểu dễ nuôi và ít gây ô nhiễm môi trường hơn so với chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó, đà điểu là loài vật nuôi có sức đề kháng với bệnh tật khá cao so với các loài gia cầm được người dân chăn nuôi truyền thống như gà, vịt, ngỗng…

Xem thêm  Vẫn cứ quan niệm về tiền bạc thế này bảo sao bạn không giàu nổi

Thức ăn chủ yếu của đà điểu là các loài rau, cỏ, cám, ngô, thóc. Tuy nhiên, đà điểu giống khá đắt, loại 7 ngày tuổi có giá từ 1,5 – 2 triệu đồng/cặp; loại 2 tháng tuổi trở lên có giá 4 triệu đồng/cặp.

Nhưng đối với các hộ có tiềm lực về kinh tế và có mặt bằng rộng như ở miền núi thì việc phát triển chăn nuôi đà điểu sẽ mang lại lại lợi nhuận khá cao.

Hộ chăn nuôi đà điểu yên tâm về sản phẩm đầu ra vì thị trường tiêu thụ thịt đà điểu khá lớn, có thể coi thịt đà điểu là loại đặc sản của địa phương vì đây là thực phẩm mới lạ.

Khi được hỏi về thu nhập từ nuôi chim đà điểu, anh Nghĩa cho biết: Sau khi nuôi từ 9 – 10 tháng là đà điểu đạt trọng lượng từ 90 – 110 kg/con là có thể bán; giá đà điểu thịt thương phẩm hiện nay từ 170.000 – 200.000 đồng/kg, nên mỗi con đà điểu bán giá từ 17 – 20 triệu đồng. 

Tổng thu nhập mỗi lứa nuôi đà điểu (50 con) của gia đình anh Nghĩa từ 850 triệu đồng đến 1,0 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí như giống, thức ăn…còn lãi khoảng từ 500 – 550 triệu đồng.

Xem thêm  Đề xuất tiếp tục gia hạn thời gian nộp 115.000 tỷ đồng thuế, tiền thuê đất

Anh Hoàng Văn Tiêu, Chủ tịch UBND xã Bằng Hành (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) cho biết: Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Lù Văn Nghĩa là mô hình nuôi đà điểu thành công đầu tiên mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn xã Bằng Hành. 

Gia đình anh Nghĩa không chỉ có thu nhập cao từ trồng cam sành mà còn có nguồn thu nhập lớn từ chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và phát triển chăn nuôi đà điểu. 

“Trong những năm qua, chúng tôi đã lấy mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình anh Lù Văn Nghĩa để tuyên truyền cho mọi người dân trong xã trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giầu trên chính mảnh đất quê hương mình…”.

Với những thành tích trong phát triển kinh tế gia đình, anh Lù Văn Nghĩa đã được Hội Nông dân huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) biểu dương khen ngợi và tặng nhiều giấy khen từ năm 2018 đến nay.

Ngoài ra, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có mô hình phát triển chăn nuôi đà điểu thành công của gia đình anh Nghĩa còn là điểm tham quan, học tập của các đoàn thanh niên, nông dân, phụ nữ trong và ngoài huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) trong những năm qua.

Theo: Văn Nghĩa

Dân Việt/Cổng Thông tin Bộ NN&PTNT

Nguồn: dantri.com.vn

You may also like

Vay tiêu dùng trên ví điện tử – lựa chọn mới cho những tình huống khẩn cấp hay nhất

Hãy cùng Muôn Màu theo dõi nội dung