Ông chủ Bách Hóa Xanh Nguyễn Đức Tài “mất” hơn 600 tỷ đồng trong sáng nay

Ông chủ Bách Hóa Xanh Nguyễn Đức Tài “mất” hơn 600 tỷ đồng trong sáng nay

- in Tài Chính
341


Dân trí

Hết phiên ngập sắc đỏ sáng 19/7, cổ phiếu MWG giảm 9.500 đồng, tương ứng giảm 5,7%, có lúc về sát giá sàn. Tài sản trên sàn chứng khoán của ông Nguyễn Đức Tài vì thế cũng “bay” hơn 600 tỷ đồng.

Gần như trong suốt phiên giao dịch buổi sáng nay, VN-Index loay hoay với vùng 1.270 điểm và đã có sự mất kiên nhẫn của những người “ôm” cổ phiếu khiến thị trường giảm sâu hơn.

Tạm đóng cửa, VN-Index mất 41,44 điểm, tương ứng 3,19% còn 1.257,87 điểm. VN30-Index giảm 48,37 điểm tương ứng 3,36% về 1.389,68 điểm. Tương tự, HNX-Index cũng giảm 8,5 điểm tương ứng 2,76% còn 299,27 điểm và UPCoM-Index giảm 1,82 điểm tương ứng 2,13% còn 83,51 điểm.

Dù thanh khoản HSX sáng nay vượt 10.000 tỷ đồng và cải thiện so với trung bình một tuần trước song vẫn khiêm tốn. Cụ thể, có 345,8 triệu cổ phiếu được giao dịch trên HSX sáng nay, tổng giá trị giao dịch 19.711,29 tỷ đồng. HNX có 54,07 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 1.142,94 tỷ đồng; UPCoM có 30,35 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 507,65 tỷ đồng.

Xem thêm  Đề xuất cơ chế đặc thù "rót" tiền đầu tư sân bay Điện Biên

Một số mã bất động sản hoạt động “khỏe” là HDC, HDG, NLG, KDH còn lại đều giảm giá.

Ông chủ Bách Hóa Xanh Nguyễn Đức Tài mất hơn 600 tỷ đồng trong sáng nay  - 1

Thanh khoản thị trường dần nhích nhẹ so với cách đây một tuần (Ảnh: MBS).

Cổ phiếu ngành ngân hàng bị điều chỉnh mạnh. BVB giảm 8,4%; ABB giảm 7,6%; LPB giảm 6,7%; PGB giảm 6,6%; VIB có lúc giảm sàn trước khi ghi nhận mức giảm 6,1%; SGB cũng giảm 5,7$. Những mã lớn như CTG cũng giảm 4,8%; TCB giảm 4,7%; VCB giảm 4,4%; BID giảm 3,4%. Tương tự với nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán. VIX giảm sàn về 20.600 đồng; HBS giảm 8,1%; AAS giảm 8,1%; ART giảm 8%; SBS giảm 7,8%; APS giảm 6,9%; MBS giảm 6,4%; AGR giảm 5,9%…

Nhóm đầu ngành như VND cũng giảm 4,6%; HCM giảm 4,7%; SSI giảm 3,8%. Trong rổ VN30, ngoại trừ MSN tăng 0,7% và KDH tăng 2,8% thì 28 mã còn lại đều giảm giá.

Riêng MWG giảm 9.500 đồng tương ứng giảm 5,7% còn 158.600 đồng/cổ phiếu. Trong phiên, có lúc MWG giảm về 157.000 đồng, sát mức sàn 156.400 đồng. Tại Thế Giới Di Động, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Hội đồng quản trị đang trực tiếp sở hữu trên 12 triệu cổ phiếu MWG và 15,52 triệu cổ phiếu MWG (gián tiếp qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ). Với mức giảm của cổ phiếu MWG, chỉ trong một buổi sáng, tài sản trên sàn của ông Nguyễn Đức Tài đã giảm gần 605 tỷ đồng. 

Xem thêm  MB được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng

Trước đó, phiên sáng, vừa mới kết thúc đợt khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO), VN-Index đã đánh mất 30 điểm về vùng hỗ trợ cứng 1.270 điểm. Lúc này, trên toàn thị trường vẫn còn hơn 1.000 mã chưa có giao dịch nhưng đã có 475 mã giảm giá, 8 mã giảm sàn. Có 81 mã tăng, 8 mã tăng trần.

Hầu hết cổ phiếu trong rổ VN30 đều mất giá. VN30-Index giảm hơn 33 điểm tương ứng 2,3% về sát vùng 1.400 điểm.

Tại đây, bên mua và bên bán giằng co tương đối căng thẳng. Tuy nhiên, do áp lực cung bị tiết chế và dòng tiền bắt đáy nhập cuộc nên các chỉ số đã kịp “cân” ở vùng này và có dấu hiệu hồi phục trở lại.

Những cổ phiếu đang có diễn biến tích cực, đi ngược thị trường là MSN, HDC, VSC, TCM, SMC, TCD, SII… DRC, HDG sau đó cũng bứt phá.

Có vẻ như cổ phiếu ngành bán lẻ và bất động sản đang “khỏe” hơn so với VN-Index. Tuy nhiên, MWG đầu giờ sáng nay vẫn mất gần 4% về vùng giá dưới 162.000 đồng/cổ phiếu.

Không loại trừ khả năng bên cạnh áp lực chung của thị trường, cổ phiếu MWG còn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các thông tin về việc một số cửa hàng Bách Hóa Xanh của tập đoàn này bị tố bán giá đắt hơn so với giá niêm yết trong điều kiện dịch bệnh. Theo đó, cuối tuần qua, công chúng đã có những phản ứng tiêu cực với thương hiệu.

Xem thêm  "Lãi suất tiền gửi thấp lịch sử, dư địa giảm không còn nhiều"

Nhìn chung, phản ứng bán mạnh của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hoàn toàn dễ hiểu trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, nhiều địa phương trong cả nước siết chặt phương pháp phòng dịch, áp dụng Chỉ thị 16.

Điều này khiến giới đầu tư lo ngại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

Mai Chi

Nguồn: dantri.com.vn

You may also like

Vay tiêu dùng trên ví điện tử – lựa chọn mới cho những tình huống khẩn cấp hay nhất

Hãy cùng Muôn Màu theo dõi nội dung