Thừa kế nhà đất: 15 Điều cơ bản cần biết (Phần 1)

Thừa kế nhà đất: 15 Điều cơ bản cần biết (Phần 1)

- in Kiến Thức Nhà Đất
158

Nhà đất là một trong những loại di sản thừa kế phổ biến và có giá trị nhất. Theo quy định của pháp luật dân sự, có hai hình thức thừa đế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. muonmau.vn xin tổng hợp một số quy định cơ bản trong thừa kế nhà đất để quý khách hàng tham khảo.

thừa kế nhà đất

Mục lục

Quyền thừa kế sử dụng đất là gì?

Quyền thừa kế sử dụng đất là quyền của cá nhân, thành viên hộ gia đình được để thừa kế quyền sử dụng đất của mình cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

  • Nếu di chúc hợp pháp thì phần di sản thừa kế là nhà đất nhận được sẽ theo nội dung của di chúc, trừ những người không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
  • Nếu nhà đất được chia theo pháp luật thì phần di sản nhận được là bằng nhau.

Quyền sử dụng đất là di sản khi nào?

Căn cứ Mục 1 Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định quyền sử dụng đất là di sản khi:

  • Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
  • Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

Để được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

  • Đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.
Xem thêm  Đầu tư đất nền: Được và mất từ chính sách phân lô bán nền

Lưu ý:

  • Việc thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
  • Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức không tiến hành đăng ký đất đai và hiển nhiên cũng sẽ không được đăng ký vào sổ địa chính. Lúc này, việc thừa kế chưa phát sinh hiệu lực dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình sử dụng đất và phát sinh tranh chấp.
  • Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, đồng nghĩa với không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.
Chia thừa kế đất đai theo di chúc hay theo pháp luật?

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”

Theo đó, người thừa kế có thể hưởng thừa kế nhà đất theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Theo pháp luật, nhà đất được chia làm mấy phần?

Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”

Như vậy, nếu nhà đất được chia thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật

Khi không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì di sản được chia theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự gồm.

  • Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.

Trong đó, Điều 651 Bộ luật Dân sự nêu rõ, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản.

Xem thêm  10 ý tưởng đầu tư kinh doanh bất động sản hốt bạc nhất hiện nay

Như vậy, từ quy định trên, có thể thấy, việc chia thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo hàng thừa kế và người cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, không có trường hợp đặc biệt nào được đương nhiên hưởng thừa kế.

Có thể thấy, Luật chưa có quy định nào về việc người đương nhiên được hưởng thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật.

Đồng thời, tại Điều 622 Bộ luật Dân sự, nếu không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì sau khi thực hiện nghĩa vụ, tài sản còn lại không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.

Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?

Theo quy định thì đất không có Sổ đỏ (Giấy chứng nhận) thì vẫn có thể được chia thừa kế. Một số trường hợp như đất sử dụng không hợp pháp thì không phải là di sản nên không được chia. 

Trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất?

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.

Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Như vậy, dù không được người lập di chúc cho hưởng di sản thì 02 trường hợp sau vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật:

  • Trường hợp 1: Cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc.
  • Trường hợp 2: Con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động.

Thứ tự ưu tiên thanh toán khi chia thừa kế

Phần di sản thừa kế sẽ được ưu tiên thanh toán theo thứ tự sau đây tùy thuộc vào nghĩa vụ tài chính của người đó để lại lúc còn sống:

  1. Chi phí mai táng
  2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu
  3. Chi phí bảo quản di sản
  4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ
  5. Tiền công lao động
  6. Tiền bồi thường thiệt hại
  7. Thuế và các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước
  8. Các khoản nợ
  9. Tiền phạt
  10. Các chi phí khác
Xem thêm  ĐẤT TRỒNG CÂY HÀNG NĂM LÊN THỔ CƯ ĐƯỢC KHÔNG?

Các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất

Căn cứ khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  • Trường hợp 1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Trường hợp 2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Trường hợp 3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
  • Trường hợp 4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý: Người thuộc những trường hợp trên đây vẫn được hưởng di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc cả nhà và đất, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

  • Trường hợp 5. Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế.

thừa kế nhà đất

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

Tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Do đó, sẽ bị coi là con ngoài giá thú trong các trường hợp:

  • Do hai người độc thân không đăng ký kết hôn sinh ra;
  • Do nam nữ ngoại tình với nhau sinh ra.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật HN&GĐ, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền, nghĩa vụ như nhau với cha mẹ của mình.

Do đó, có thể thấy, dù là con ngoài giá thú hay con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì đều có quyền, nghĩa vụ với cha mẹ như nhau. Bởi vậy, nếu cha mẹ chết thì con ngoài giá thú vẫn được hưởng thừa kế nếu không thuộc trường hợp bị truất quyền thừa kế hoặc từ chối di sản thừa kế.

Xem thêm: Thừa kế nhà đất: 15 Điều cơ bản cần biết (Phần 2)

RICH NGUYEN – CHUYÊN GIA ĐÀO TẠO BẤT ĐỘNG SẢN CÁ NHÂN

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1Ejd2x6bRMFM-DqQkc7I_A?view_as=subscriber

Facebook: https://www.facebook.com/diengia.RichNguyen/

You may also like

Quy trình thủ tục, mẫu đơn xin cải tạo đất nông nghiệp chi tiết nhất

Quy định về cải tạo đất nông nghiệp,