Trẻ có IQ cao hay không được thể hiện qua đặc điểm này của bàn tay, bố mẹ chớ bỏ qua cơ hội giúp con tăng cường trí thông minh

Trẻ có IQ cao hay không được thể hiện qua đặc điểm này của bàn tay, bố mẹ chớ bỏ qua cơ hội giúp con tăng cường trí thông minh

- in Gia Đình
239

Các bác sĩ Nhi khoa cho biết, có một cách rất đơn giản để bố mẹ có thể tự kiểm tra trí thông minh của trẻ sơ sinh đó chính là quan sát hoạt động của đôi tay trẻ qua từng giai đoạn. 

Nghiên cứu cho thấy, bàn tay là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh và việc cử động bàn tay linh hoạt sẽ giúp cho máu cung cấp nhiều hơn cho não của trẻ sơ sinh và giúp cho tế bào thần kinh phát triển tốt hơn. Điều này cũng có nghĩa là khi một đứa trẻ sơ sinh có bàn tay càng linh hoạt thì đứa trẻ đó càng có chỉ số IQ vượt bậc.

Giáo sư tâm lý học tội phạm Lý Mai Cẩn cũng nhiều lần khẳng định rằng, chỉ số IQ của trẻ sẽ có các dấu hiệu từ khi trẻ mới sinh và nhìn vào cử động của bàn tay của trẻ sẽ cho phụ huynh một số gợi ý.

1 tháng tuổi: Trẻ thích cầm nắm

Trẻ có IQ cao hay không được thể hiện qua đặc điểm này của bàn tay, bố mẹ chớ bỏ qua cơ hội giúp con tăng cường trí thông minh - Ảnh 1.


 

Khi trẻ vừa chào đời, hai bàn tay thường sẽ nắm chặt lại. Lớn hơn một chút, sự phát triển thần kinh của con hoàn thiện dần, con có cơ hội tiếp xúc với nhiều thứ mới lạ xung quanh. Đến khoảng 1 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có phản xạ cầm nắm đồ vật.

Lúc này, khi bố mẹ đưa ngón tay vào, con sẽ nắm chặt lấy. Bố mẹ cho rằng con đang muốn giao tiếp với mình nhưng thực chất đây chỉ là một phản xạ có điều kiện. Tuy vậy, phản xạ này lại phản ánh trí thông minh của đứa bé. 

Khả năng cầm nắm của trẻ đạt được bằng cách tiếp xúc với môi trường bên ngoài và cảm nhận những thay đổi xung quanh trẻ. Một số bố mẹ sợ con tự làm mình bị thương nên hay cho con đeo bao tay bảo vệ, việc này thực tế sẽ ngăn cản khả năng vận động, hạn chế cử động của bàn tay trẻ. Trẻ được tiếp xúc với nhiều thứ hơn sẽ có lợi hơn cho sự phát triển trí não.

3 tháng tuổi: Trẻ có đôi bàn tay linh hoạt

Trẻ có IQ cao hay không được thể hiện qua đặc điểm này của bàn tay, bố mẹ chớ bỏ qua cơ hội giúp con tăng cường trí thông minh - Ảnh 2.


 

Khi trẻ được ba tháng tuổi, những gì trẻ nhìn thấy sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của đôi tay, lúc này trẻ thông minh có thể điều khiển bàn tay một cách linh hoạt hơn.













Mặc dù lúc này trẻ không thể nắm bắt chính xác mục tiêu của mình, nhưng chúng sẽ xác định được sự tồn tại của vật thông qua việc tiếp xúc thường xuyên.

Ngoài ra, khi ý thức của trẻ dần hình thành, trẻ sẽ nhận ra mình có hai tay và cảm thấy rất tò mò. Khi chán trẻ sẽ tự quan sát đôi tay của mình, có khi hai tay sẽ đùa giỡn với nhau, nắm lấy nhau hoặc cho vào miệng ngậm… Đây là trải nghiệm tất yếu trong quá trình trưởng thành của trẻ, những hoạt động trên xuất hiện càng sớm thì trẻ càng thông minh vì vậy bố mẹ không cần quá quan tâm và can thiệp.

6 tháng tuổi: Trẻ có sự vững vàng khi sử dụng bàn tay

Trẻ 6 tháng tuổi có đôi tay rất linh hoạt, có thể trực tiếp cầm nắm đồ chơi mình muốn chính xác, hầu như không mắc sai lầm. Những em bé phát triển nhanh hơn có thể cầm nắm một số đồ vật lớn, chẳng hạn như đồ chơi hoặc khối xây dựng một cách vững vàng và thuần thục hơn. Tuy nhiên trẻ sẽ chưa thể bốc những đồ vật nhỏ vào thời điểm này. 

1 tuổi: Trẻ có thể làm chủ đôi tay của mình

Trẻ có IQ cao hay không được thể hiện qua đặc điểm này của bàn tay, bố mẹ chớ bỏ qua cơ hội giúp con tăng cường trí thông minh - Ảnh 3.


 

Ở độ tuổi này, trẻ sẽ có các ngón tay vô cùng linh hoạt và có khả năng tự chủ về hoạt động của bàn tay. Trẻ rất thích di chuyển đồ vật, đặt chúng ở nhưng nơi mong muốn, xếp chồng đồ lên nhau… Việc bốc đồ bằng các ngón tay cũng trở nên thuần thục và có độ chính xác cao. Tuy vậy, khả năng sử dụng ngón tay của trẻ vẫn cần rèn luyện thêm.

Hoạt động của các ngón tay có mối quan hệ rất lớn với chỉ số thông minh của trẻ. Ngón tay càng linh hoạt thì chỉ số thông minh càng cao. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý quan sát các hành vi khác nhau của con, đừng hiểu sai tín hiệu do ngón tay con gửi đến mà bỏ lỡ thời kỳ phát triển trí não tốt nhất của đứa trẻ.

Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ có thể giúp con khám phá thế giới thông qua các hành vi động, chạm, cầm nắm và cảm nhận của bàn tay. Khi trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ có thể thêm một số trò chơi giúp trẻ vận động các ngón tay, rèn luyện khả năng tập trung và tư duy, từ đó giúp trẻ phát triển trí não và nâng cao trí thông minh.

(Nguồn: 163)

 

 

Theo afamily.vn

Xem thêm  Ngưỡng cửa tuổi lên 9: Cha mẹ mới là người bị khủng hoảng

You may also like

Sơ hở là đánh anh trai, bị mẹ xử lý thì bé gái làm thế này, dân mạng ngậm ngùi: “Sao mà giận nổi”

Trong gia đình có nhiều anh chị em,