Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý 2022

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý 2022

- in Gia Đình
133

Hãy cùng Muôn Màu theo dõi nội dung mới nhất về Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý
dưới đây nhé:

Mục lục

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa

Đầu tiên cần tìm hiểu về nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa. Cụ thể như sau:

1.1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình

Khoảng thời gian 3 tháng đầu sau sinh, trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vặn mình. Hiện tượng này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ sơ sinh vặn mình kèm theo những triệu chứng khác có thể do bệnh lý gây nên. Bé vặn mình nếu vẫn ăn, ngủ và tăng cân tốt là hiện tượng bình thường. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình là gì? Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến bé sơ sinh hay vặn mình:

  • Do thiếu hụt canxi trong máu, khi đó trẻ sẽ có dấu hiệu nôn trớ, thở khò khè, dễ bị kích thích bởi tiếng động. Đó là triệu chứng thường gặp ở trẻ có dinh dưỡng kém và sinh non.
  • Trẻ sơ sinh bị thiếu hụt vitamin, biểu hiện là khó ngủ, hay vặn mình, ít ngủ, tăng cân chậm và đổ mồ hôi nhiều.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiểu rõ nguyên nhân và xử lý tốt nhất đối với trường hợp của mỗi bé.

Xem thêm  8 món các mẹ nên tránh ăn khi đang mang bầu

1.2 Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay ọc sữa?

Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ thường do những nguyên nhân dưới đây:

Cách chăm sóc ăn uống không đúng cách

  • Do mẹ quấn tã quá chặt.
  • Trẻ bú hoặc ăn quá nhiều, vượt tiêu chuẩn.
  • Tư thế bú không đúng hoặc sai cách dẫn tới trẻ hít nhiều khí vào dạ dày.
  • Mẹ đặt bé ngay sau khi bú no.

Mắc các bệnh lý về nội khoa

  • Trẻ bị viêm đường hô hấp trên.
  • Mặc bệnh lý về tiêu hóa như: Động ruột, tiêu chảy.
  • Nhiễm trùng thần kinh do viêm màng não mủ.
  • Tăng áp lực nội sọ.
  • Mắc hội chứng sinh dục thượng thận.
  • Do rối loạn thần kinh thực vật.

Do mắc bệnh lý ngoại khoa

  • Nguyên nhân do trẻ bị dị tật về đường tiêu hóa như: Teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh, hẹp phì đại môn vị.
  • Trong một số trường hợp trẻ bị xoắn ruột, tắc ruột với triệu chứng: Chướng bụng, nhiễm trùng toàn thân, chảy máu dạ dày, phân có lẫn máu.

2. Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm hay không?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Thông thường trẻ bị nôn trớ và ọc sữa sau khi bú có thể do bú quá nhiều. Còn nếu kèm theo triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa kéo dài và liên tục có thể do bị dị tật về đường tiêu hoa như hẹp tá tràng, hẹp thực quản.

Xem thêm  4 hành động cha mẹ vô tình làm tổn thương lòng tự trọng của con

Hiện tượng trẻ tự nhiên nôn nói kèm theo ưỡn bụng, quấy khóc và bụng phập phồng. Đây là biểu hiện có thể rất nguy hiểm và thường gặp ở trẻ trên 3 tháng tuổi. Trong trường hợp này cha mẹ nên cho trẻ đi khám nhi khoa để được xác định nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Nếu trẻ sơ sinh bị trớ kèm theo co giật, giật mình có thể do thiếu canxi. Mẹ nên điều chỉnh thực đơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và bổ sung thực phẩm giàu canxi sao cho phù hợp.

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa phải làm sao? Trước hết mẹ nên giữ bình tĩnh và tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên. Tốt nhất hãy bế bé nghiêng sang một bên và dùng khăn lau miệng cho con. Trong trường hợp trẻ nôn ói lên mũi cần tiến hành vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.

Cách trị ọc sữa ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Chia thời gian bú thành các cữ trong ngày giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Sau khi bú nên bế con ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút.
  • Không nên để trẻ đói quá mới cho bú và lựa chọn tư thế bú phù hợp.
  • Nên sử dụng loại gối chuyên dụng cho bé nằm.
  • Khi trẻ bú xong nên vỗ ợ hơi và tránh bế xốc mạnh bé.
  • Trong trường hợp bé bú bình, nên đặt con ở tư thế nghiêng 45 độ và dùng núm vú phù hợp.
  • Đối với trẻ bú sữa mẹ, bạn nên kiểm soát dòng sữa chảy sao cho phù hợp.
Xem thêm  Tôi đã ngoại tình chỉ sau một lần vô tình gặp lại bạn trai cũ

Trên đây là nguyên nhân và cách xử lý trẻ sơ sinh hay bị vặn mình và ọc sữa đơn giản. Bài viết mang tính tham khảo và mẹ cần thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những thông tin chính xác nhất đối với trường hợp của từng bé. Hy vọng sẽ giúp bạn có cách chăm sóc bé yêu nhà mình một cách tốt nhất và đừng quên tiếp tục theo dõi thông tin hữu ích của chúng tôi tại Muôn Màu nhé!

Trên đây là nội dung về Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý được nhiều bạn quan tâm hiện nay. Chúc bạn nhận được nhiều kiến thức quý báu qua bài viết này!

Tham khảo bài khác cùng chuyên mục: https://muonmau.vn/gia-dinh-xa-hoi/gia-dinh

Từ khóa tìm kiếm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình và ọc sữa có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý

You may also like

Lời khuyên dành cho bà mẹ “không thể vượt qua được nỗi buồn không có con gái”, đánh trúng tâm lý nhiều người cùng cảnh

*Bài viết của tác giả Annalisa Barbieri trên