Về chuyện tại sao càng lớn càng khó kết bạn hơn

Về chuyện tại sao càng lớn càng khó kết bạn hơn

- in Tư Duy Thú Vị
200

Ngẫu nhiên nghĩ tới sau một buổi đi chơi lặng im vì mình nhận ra mình không có nhu cầu kể lại cùng một sự vụ tới tận 3 lần để thể hiện cùng một nỗi bực dọc vốn không đáng có 🙂 

Mình không biết người khác thì thế nào nhưng với mình, việc mối liên kết của con người bền chặt hơn qua tương tác thường xuyên, liên tục là hoàn toàn có lý. Thậm chí đây còn là nền tảng vun đắp mối quan hệ. Nôm na là: nói chuyện nhiều, giao tiếp nhiều thì thân hơn, không thì sẽ nhạt đi và quên nhau rất nhanh.

Chính nền tảng mưu cầu sự kết nối thường xuyên này đã giúp mình ngộ ra một sự thật (đối với mình, tức là mang tính chủ quan và mức độ cảm tính rất cao), rằng thì là mà khi con người ta càng đến độ tuổi chín chắn và kín kẽ hơn, khả năng để làm thân với người mới càng ngày càng khó.

Luận điểm bài viết này để minh oan cho vị thế của nhóm người trưởng thành trong thiên kiến khá phổ thông cho rằng trẻ nhỏ dễ kết bạn hơn người lớn, vì nhóm đối tượng này ngây thơ, thân thiện và chưa có toan tính gì, trong khi người lớn bị đặt vào những cụm từ như thực dụng, khô khan và rập khuôn.

Việc khó kết bạn hơn, theo mình, là một phần của quá trình trưởng thành. À đương nhiên là không hề gạt phăng đi ý tưởng về việc con người trưởng thành dễ nảy sinh hành vi kết thân để vụ lợi, nhưng trong khuôn khổ bài viết, mình đang nói tới nhu cầu socializing, cũng như kết bạn một cách thực thụ. Dưới đây là loạt tâm lý và hành vi đến từ 2 nhóm tuổi trả lời cho câu hỏi ‘Già khó tính à mà sao chả chơi với ai thế..?’

Khi bạn còn ‘nhỏ’ – ý là trẻ, thích thể hiện bản thân, chưa trải sự đời lắm và ít kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ thấy chuyện gì xảy đến dù chỉ nhuốm chút sắc màu bất công hay tiêu cực về phía bạn thôi, là đã đủ để diễn vai ‘nạn nhân cuộc đời’ ngày hôm ấy rồi. 

Xem thêm  Tư Duy Sáng Suốt Thì Hiếm, Nhưng Lòng Can Đảm Thì Còn Hiếm Hơn Thiên Tài

Bạn ỉ ôi, lo lắng trong sự lạc lối và bối rối đúng như số đông người trẻ phải thế. Tần số ấy phát ra, thu hút cùng một tệp những người trẻ cũng đang chênh vênh trước ngưỡng cửa cuộc đời; bị sếp mắng cũng đủ một tuần trà chuyện trò, kể lể và nước mắt. 

Dù sao chúng ta cũng là con người, và việc nói xấu gì đó, hồi trẻ là một ả hotgirl kênh kiệu trong khối, lớn chút là ‘sếp hãm’, ‘đồng nghiệp ngu’, v.v thực sự giúp bạn và nhóm cùng trang lứa xích lại gần nhau hơn. Cùng với đó là sự khởi phát mạnh mẽ của nền tảng mạng xã hội và kỷ nguyên 4.0 với đủ loại ‘quyền’ – nhân quyền, nữ quyền, quyền người lao động, .. như một chiếc loa khích lệ chúng ta nói, khuếch đại tần sóng tiêu-cực-nhưng-gây-nghiện đi xa hơn. Khẩu nghiệp và sự sẵn lòng khẩu nghiệp những chuyện lông gà vỏ tỏi đưa chúng ta gần lại thành một cộng đồng.

Nhưng thời gian trôi qua, đời vả 1 phát thì kêu đau, vả đến chục phát thì bạn quen dần. Bạn hiểu chuyện hơn, biết là sếp mắng vừa có thể là ‘hãm’, vừa có thể để thúc đẩy mình vươn lên. Bạn dần vượt ra khỏi cái màng ‘nạn nhân cuộc đời’ vì chính tâm thế đã đổi thay, hoặc chỉ đơn giản là công việc chu cấp cho bạn cơm áo gạo tiền, những thứ cần kíp; trong khi than phiền lâu rồi cũng nhận ra là vừa tốn thời gian vừa chả được cái việc gì ra hồn. Bạn phân loại được những cú vả đau và những cú vả đáng, nhận thấy cú vả cũng không đáng sợ, nhìn nhận mọi thứ với cặp mắt dù chưa khôn ngoan hơn mấy thì cũng đã bình tĩnh hơn ít nhiều. Và quan trọng hơn cả, bạn nhận ra sau khi cơn giận ngùn ngụt khiến miệng lưỡi không phanh, nếu không nói về vấn đề, vấn đề sẽ vẫn ở đó, same size, chứ không bị khuếch trướng lên như hồi xưa vốn thế. Cái loa và mõ chợ Facebook thưa thớt dần, bạn lớn lên khỏi cái thời nghiệp tụ vành mồm ấy, lớn lên khỏi kiếp ‘nạn nhân’ và làm chủ nhận thức (chứ không phải làm chủ cuộc sống, bạn không phải dân đa cấp!). Thế là đã mất một tá bạn.

Thêm một tá nữa những người tuy không hóng hớt nhưng cũng không đem lại giá trị gì ngoài dăm ba chuyện phiếm, việc tiết kiệm dần năng lượng ‘nói’ để có năng lượng ‘làm’ cũng cắt dần tính chất thường xuyên – liên tục như đã nói trên kia. Bạn cảm thấy những mối quan hệ chuyện phiếm thường ngày khá khó giữ, vì chuyện nhỏ thì không đáng kể, chuyện lớn thì càng không nên tù và hàng tổng. Vì trong quá trình lớn lên, ai cũng từng học được câu ‘Tai vách mạch rừng’ bằng ít nhất một trường hợp đòn đau nhớ đời! Sự xuyên tạc đẩy câu chuyện xa hơn rất nhiều so với nó vốn có, bạn hiểu điều ấy và quyết định sự vụ càng to thì càng nên tập trung mà làm, mà giải quyết.

Xem thêm  Rừng Amazon đã cháy gần 3 tuần. Đây là lí do giờ bạn mới biết!

Thế là tiêu luôn tổ đội buôn dưa ngoài đời. Như vậy thì bạn chỉ còn có thể chơi với nhóm lúc nào cũng hừng hực tinh thần sống và truyền cảm hứng à? Cũng không luôn! Sự thật là người truyền cảm hứng thì làm, còn người không làm được mới đi dạy về truyền cảm hứng. Chẳng ai làm tốt một việc gì và còn đam mê việc đó lại đi đầu tư công sức vào kể về nó thay vì làm nó cả, ít nhất là không thường xuyên! Mà như đã nói, giao tiếp thường xuyên – liên tục là chìa khóa giữ vững mối quan hệ thân tình!

Như vậy, theo đúng kịch bản trưởng thành, người thân thiết và giữ mối quan hệ tốt nhất, ngạc nhiên (hoặc không ngạc nhiên) thay, lại chính là những người mà môi trường sống tạo điều kiện để tiếp xúc thường xuyên – liên tục một cách tự nhiên nhất. Bao gồm gia đình (nếu bạn độc thân) và vợ/chồng + con cái (nếu bạn đã kết hôn), tựu chung lại là những đối tượng bản thể mà bạn chia sẻ cuộc sống trong cùng một nhà. Đây là những mối quan hệ mang tính ‘nền tảng’, tức là luôn ở đó, có gắn kết ít nhiều về mặt tình nghĩa và pháp lý, bạn gần như không phải ‘make effort’ để giao tiếp với họ. Độ tin cậy của nhóm này cũng khá cao, loại giúp bạn nỗi lo tai vách mạch rừng, nhóm này phù hợp để bạn có thể kể những câu chuyện thường ngày hơn ai hết.

Xem thêm  Weeaboo, tại sao?

Cuối cùng, chỉ muốn nói là càng lớn lên mình càng hiểu rõ tại sao bố mẹ hay người lớn nói chung có thể sống hàng chục năm với vòng giao tiếp xã hội thân cận nhỏ xíu (không tính mối quan hệ xã hội nhờ vả nhé vì kèo này thì càng sống lâu càng dễ thắng). Họ cảm thấy an tâm và ĐỦ. Nhu cầu chia sẻ của những người trưởng thành khác hẳn với những người mới lớn là do tính chất câu chuyện cuộc sống của họ lớp lang phức tạp hơn, mưu cầu độ commit cao hơn, ngoài ra thì họ cũng khó để kết bạn mới hơn vì không hiểu rõ người mới là người thế nào nữa.

Viết bài này mình mong muốn là bản thân mình không thấy muộn phiền khi không năng động, quảng giao như bao người ngoài kia có đến mấy đội bạn thân, thay vào đó trân trọng những người commit từ lông gà vỏ tỏi cho tới chuyện bự chảng scandal vẫn cứ là ở bên. Làm sao cho mối quan hệ bền vững, đáng tin cậy và tôn trọng nhau, là được!

You may also like

Nằm mơ thấy rắn vàng đánh lô đề con gì chính xác nhất hay nhất

Hãy cùng Muôn Màu theo dõi nội dung