Vốn chảy ào ào vào bất động sản: Nghi có “tiền bẩn”, cần kiểm soát rửa tiền

Vốn chảy ào ào vào bất động sản: Nghi có “tiền bẩn”, cần kiểm soát rửa tiền

- in Bất Động Sản
209


Dân trí

Theo chuyên gia, một câu hỏi lớn đặt ra là nguồn vốn đầu tư rất lớn làm cho thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng” hiện nay đến từ đâu. Theo đó, cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn “tiền bẩn”.

Vốn chảy ào ào vào bất động sản: Nghi có tiền bẩn, cần kiểm soát rửa tiền - 1

Theo chuyên gia, một câu hỏi lớn đặt ra là nguồn vốn đầu tư rất lớn làm cho thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng” hiện nay đến từ đâu.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) – vừa đưa ra một loạt đề xuất đặc trị “sốt đất”, “sốt nhà”.

Trong đó, đáng lưu ý, ông Châu cho rằng, cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn “tiền bẩn” mua bất động sản để “rửa tiền”.

Theo vị này, trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản 3%, tuy có cao hơn tăng trưởng tín dụng chung chỉ tăng 2,93%, nhưng không quá bất thường.

Như vậy, một câu hỏi lớn đặt ra là nguồn vốn đầu tư rất lớn làm cho thị trường bất động sản sốt nóng “bong bóng” hiện nay đến từ đâu.

“Chúng tôi nhận thấy, ngoài nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành, vàng cất giữ trong dân, tiền từ chốt lời chứng khoán và nguồn tiền “kiều hối” (khoảng 20% “kiều hối” đầu tư vào bất động sản), thì đề nghị Nhà nước cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn “tiền bẩn” (có nguồn gốc tội phạm, hoặc có thể do tham nhũng) mua bất động sản để “rửa tiền”, ông Lê Hoàng Châu đề nghị.

Xem thêm  Ra mắt dự án đẳng cấp ngay trung tâm tài chính Quốc tế Phú Mỹ Hưng

Cũng theo lãnh đạo HoREA, Chính phủ cần sớm có quyết định thuế suất chống đầu cơ, để kịp thời xử lý và bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động.

Đồng thời khi có dấu hiệu đầu cơ, sốt “bong bóng” bất động sản, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản.

Theo đó, xem xét nâng lãi suất tái cấp vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm ngay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn để cắt cơn sốt “bong bóng” bất động sản, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ – tín dụng vào thời điểm tháng 02/2008 và tháng 02/2011. Khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, siết tín dụng bất động sản, nâng lãi suất cơ bản lên 14%/năm, dẫn đến lãi suất cho vay lên 21-25%/năm, đã cắt ngay cơn sốt “bong bóng”. Nhưng hệ quả không mong muốn là chính sách này đã đẩy thị trường bất động sản ngay lập tức rơi vào tình trạng “đóng băng”.

Xem thêm  Sắp diễn ra tọa đàm "Phú Quốc - Sức sống mới, bệ phóng mới"

Còn năm 2013, ông Châu cho biết, để phá thế bị “đóng băng” của thị trường bất động sản, cũng bằng công cụ tín dụng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng (chủ yếu là kích cầu tiêu dùng) đã xử lý được 56.180 căn nhà tồn kho, xử lý được hơn 28.000 tỷ đồng nợ xấu bất động sản, hỗ trợ cho 56.180 người mua được nhà ở và hỗ trợ để thị trường bất động sản phục hồi và tăng trưởng trở lại từ năm 2014 cho đến nay.

Từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực có rủi ro cao, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Theo đó, đến ngày 01/10/2023, các ngân hàng thương mại chỉ còn được sử dụng tối đa 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn.

Trong quý 1/2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản tăng 3% cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, chỉ tăng 2,93%, nên Ngân hàng Nhà nước đang bám sát tình hình thị trường và có thể “siết” nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực bất động sản trong thời gian tới.

Xem thêm  Đường vừa làm xong đã hỏng, Bộ Xây dựng nói gì?

Nguyễn Khánh

Nguồn: dantri.com.vn

You may also like

Quy định về định giá đất: Có gỡ vướng được cả nghìn dự án?

Khó tiến hành Ông Cường cho rằng, việc